Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Các quy định trong quy trình sơn phủ bề mặt vật liệu

1/. Quá trình sơn phải đảm bảo an toàn trong tất cả các khâu sau: 
a. Chuẩn bị bề mặt của vật được sơn bao gồm: cạo. rỉ, tẩy lớp sơn cũ, khử dầu mỡ và bồi đắp những chỗ bị gỉ ăn mòn; 
b. Phun quét các loại vật liệu sơn kể cả việc chuẩn bị pha chế sơn, cọ rửa làm sạch các thùng lường, thùng chứa, các thiết bị sản xuất, các dụng cụ và phương tiện bảo vệ; 
c. Sấy khô màng sơn và làm chảy sơn bột để tạo màng;
d. Gia công bề mặt màng sơn (mài, đánh bóng).

2/. Khi tiến hành công việc sơn phải loại trừ khả năng cháy, nổ trên các thiết bị công nghệ (buồng sơn, máy móc, dụng cụ), trong các gian sản xuất, ở bãi sơn ngoài gian sản xuất, đồng thời phải loại trừ hoặc làm giảm các yếu tố nguy hiểm và có hại trong trong sản xuất giới hạn cho phép. Cụ thể:
a. Ồn, rung và siêu âm phát sinh trong quá trình chuẩn bị bề mặt vật được sơn cũng như khi thiết bị thông gió hoạt động; 
b. Bụi và khí trong không khí;
c. Nhiệt độ của sơn, của dung môI rửa và khử dầu mỡ, của hơi và khí, của các phần trên thiết bị và vật được sơn;
d. Độ ẩm, nhiệt độ và sự lưu chuyển của không khí ở chỗ tiến hành sơn, trong phân xưởng sơn, buồng sơn;
e. Những phần dẫn điện không được bảo vệ trên thiết bị chuẩn bị bề mặt, thiết bị sơn điện và sơn điện di động, thiết bị sấy; 
f.  Sự ion hoá không khí ở khu vực sơn điện; 
g. Cường độ điện trường và điện tích tĩnh điện phát sinh khi tiến hành sơn trong điện trường tĩnh điện, khi chuyển sơn theo đường ống, khi khuấy, rót và phun sơn;
h. Các bức xạ tử ngoại, hồng ngoại, alta, bêta, gama, rơn ghen phát sinh khi thiết bị sơn điện hoạt động; 
i. Chuyển động của máy và những bộ phận chuyển động của thiết bị sơn không đ|ợc bảo vệ, cũng nh| sự di chuyển của vật được sơn;
j. Thành phần độc hại trong các loại sơn và những thành phẩm khác ảnh hưởng đến sức khoẻ con ng|ời;
k. Các tia sơn xì ra do thiết bị sơn bằng áp lực bị hở. 


Tham khảo quy trình sơn phủ bề mặt vật liệu click vào đây

Sự phổ biến của công nghệ sơn tĩnh điện

Ngày nay, công nghệ sơn tĩnh điện ngày càng được ứng dụng một các rộng rãi trong hầu hết các sản phẩm công nghiệp.

Trong các sản phẩm cửa cuốn tự động, bề mặt của nhựa uPVC được lót một lớp sơn tĩnh điện hay sơn ngoài trời. Tiêu chuẩn để chọn loại sơn này phải đạt được những yếu tố kỹ thuật về độ sáng, bền lâu dưới tác dụng trực tiếp và thường xuyên của thời tiết, môi trường. Đặc biệt, lớp sơn tĩnh điện được chọn phải đáp ứng được những yêu cầu khắc khe trong các loại cửa cuốn chống cháy.

Bởi trong trường hợp có hỏa hoạn, dưới tác dụng của nhiệt độ cao, lớp sơn này sẽ nhanh chóng nở phồng và tăng dần thể tích đến khi đạt 80-90% lần so với thể tích ban đầu, đồng thời tạo ra nhiều bọt. Quá trình giãn nở này sẽ tạo cho cửa một lớp cách ly khỏi lửa trong vòng 2 – 4h nhăm bảo vệ lớp thép nền khỏi nhiệt độ cao hay bị bắt cháy. 

Lớp sơn tĩnh điện cao cấp không chỉ giúp cửa cuốn đẹp mà còn bền lâu
Ứng dụng công nghệ sơn tĩnh điện trong sản phẩm cửa cuốn


Hình minh họa cửa cuốn

Tham khảo các loại công nghệ sơn tĩnh điện click vào đây

Hoặc liên hệ trực tiếp để được tư vấn tốt nhất

————————————————-
Võ Thị Thuyền Quyên
QL Phát Triển kinh doanh
Mobile: 0909 603074

CÔNG TY TNHH SƠN TĨNH ĐIỆN & HOÁ CHẤT NGUYÊN KHANG
B24/45A ẤP 2, VĨNH LỘC B, BÌNH CHÁNH, TPHCM
Tel: 84-8-62669684 / 62669694/ 37654200
Fax: 84-8-37654201               Hotline: 0906617986
Email: info@nguyenkhang.net
Web :www.nguyenkhang.net

Tìm hiểu quy trình phun sơn tĩnh điện sản phẩm

Quy trình phun sơn tĩnh điện bột gồm 4 bước cơ bản sau: 

Xử lý bề mặt (Pre-treatment) 
Làm khô (Drying)
Phun sơn (Spray Painting) 
Sấy (Paint Baking)

Các bước chi tiết của quy trình:

Bước 1: Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn: Sản phẩm (kim loại) trước khi sơn tĩnh điện phải được xử lý bề mặt. Thông thường sản phẩm được sơn tĩnh điện là kim loại. Ta xét trên bề mặt sắt: Việc xử lý bề mặt sản phẩm nhằm mang lại các yêu cầu sau: Sản phẩm sạch dầu mỡ công nghiệp (do việc gia công cơ khí) Sản phẩm sạch rỉ sét. Sản phẩm không rỉ sét trở lại trong thời gian chưa sơn. Tạo lớp bao phủ tốt cho việc bám dính giữa lớp màng sơn và kim loại. Do các yêu cầu trên mà việc xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn thường được xử lý theo phương pháp nhúng sản phẩm vào các bể hóa chất. 

Hệ thống các bể hóa chất bao gồm các bể sau: Bể chứa hóa chất tẩy dầu mỡ. Bể rửa nước Bể chứa axit tẩy rỉ sét, thông thường là H2SO4 hoặc HCl. Bể rửa nước. Bể chứa hóa chất định hình bề mặt. Bể chứa hóa chất Photphat hóa bề mặt. Bể rửa nước. 

Các bể này được xây và phủ nhựa Composite, hay làm bằng thép không rỉ. Vật sơn được đựng trong các rọ làm bằng lưới thép không rỉ, di chuyển nhờ hệ thống balang điện qua các bể theo thứ tự trên.

Bước 2: Sấy khô bề mặt sản phẩm trước khi sơn Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất phải được làm khô trước khi sơn, lò sấy khô sản phẩm có chức năng sấy khô hơi nước để nhanh chóng đưa sản phẩm vào sơn. Thông thường lò sấy có dạng hình khối. Sản phẩm được treo trên xe gòng và đẩy vào lò. Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến hoặc Burner, nguyên liệu đốt là Gas.

Bước 3: Sơn sản phẩm Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất và sấy khô được đưa vào buồng phun và thu hồi sơn. Do đặc tính của sơn tĩnh điện bột là dạng sơn bột, nên khả năng bám dính của sơn lên bề mặt kim loại là nhờ lực tĩnh điện, chính vì vậy mà buồng phun sơn còn đóng một vai trò quan trọng là thu hồi lượng bột sơn dư, bột sơn thu hồi được trộn thêm vào bột sơn mới để tái sử dụng. Phần thu hồi này là đặc tính kinh tế ưu việt của sơn tĩnh điện.




Sơn Tĩnh Điện là gì? Công nghệ mới trong ngành sơn tĩnh điện

Tìm hiểu về sơn tĩnh điện - Công nghệ mới trong ngành sơn tĩnh điện


Công nghệ sơn tĩnh điện (Electro Static Power Coating Technology) là công nghệ hiện đại được phát minh bởi TS. Erwin Gemmer vào đầu thập niên 1950. Qua nhiều cải tiến bởi các nhà khoa học, các nhà sản xuất chế tạo về thiết bị và bột sơn đã giúp cho công nghệ sơn tĩnh điện ngày càng hoàn chỉnh về chất lượng và mẫu mã tốt hơn.

Có 2 loại công nghệ sơn tĩnh điện: 

- Công nghệ sơn tĩnh điện khô (sơn bột): Ứng dụng để sơn các sản phẩm bằng kim loại: sắt thép, nhôm, inox…
- Công nghệ sơn tĩnh điện ướt (sử dụng dung môi): Ứng dụng để sơn các sản phẩm bằng kim loại, nhựa gỗ,…
Mỗi công nghệ đều có những ưu khuyết điểm khác nhau:
- Đối với công nghệ sơn tĩnh điện ướt thì có khả năng sơn được trên nhiều loại vật liệu hơn, nhưng lượng dung môi không bám vào vật sơn sẽ không thu hồi được để tái sử dụng, có gây ô nhiễm môi trường do lượng dung môi dư, chi phí sơn cao.
- Đối với công nghệ sơn khô chỉ sơn được các loại vật liệu bằng kim loại, nhưng bột sơn không bám vào vật sơn sẽ được thu hồi (trên 95%) để tái sử dụng, chi phí sơn thấp, ít gây ô nhiễm môi trường.
Dây chuyền thiết bị sơn tĩnh điện dạng bột. Thiết bị chính là súng phun và bộ điều khiển tự động , các thiết bị khác như buồng phun sơn và thu hồi bột sơn; buồng hấp bằng tia hồng ngoại tuyến (chế độ hấp điều chỉnh nhiệt độ và định giờ tự động tắt mở) . Máy nén khí ,máy tách ẩm khí nén .. Các bồn chứa hóa chất để xử lý bề mặt trước khi sơn được chế tạo bằng vật liệu composite.

Sơ đồ qui trình công nghệ sơn tĩnh điện:

Xử lý bề mặt Hấp Phun sơn Sấy Thành phẩm
- Xử lý bề mặt: Vật sơn phải được xử lý bề mặt trước khi sơn qua các bước sau: Tẩy dầu ,Rửa nước chảy tràn, Tẩy gỉ , Rửa nước chảy tràn, Định hình, Phosphat kẽm , Rửa nước.
- Hấp: Hấp khô vật sơn sau khi xử lý bề mặt.
- Phun sơn: Áp dụng hiệu ứng tĩnh trong quá trình phun sơn có bộ điều khiển trên súng, có thể điều chỉnh lượng bột phun ra hoặc điều chỉnh chế độ phun sơn theo hình dáng vật sơn.
- Sấy: Vật sơn sau khi sơn được đưa vào buồng sấy. Tùy theo chủng loại thông số kỹ thuật của bột sơn mà đặt chế độ sấy tự động thích hợp (nhiệt độ sấy 150oC – 200oC, thời gian sấy 10 – 15 phút).
- Cuối cùng là khâu kiểm tra, đóng gói thành phẩm.

Do trong qui trình xử lý bề mặt tốt, qui trình phosphat kẽm bám chắc lên bề mặt kim loại, nên sản phẩm sau khi sơn tĩnh điện có khả năng chống ăn mòn cao dưới tác động của môi trường.
Màu sắc của sản phẩm sơn tĩnh điện rất đa dạng và phong phú như sơn bóng hay nhám sần, vân búa hay nhũ bạc… Vì vậy, sản phẩm sơn tĩnh điện có thể đáp ứng cho nhu cầu trong nhiều lĩnh vực có độ bền và thẩm mỹ cao, đặc biệt là đối với các mặt hàng dân dụng, trang trí nội thất, thiết bị dụng cụ trong ngành giáo dục, y tế, xây dựng, điện lực,…

THẾ NÀO LÀ BỘT SƠN TĨNH ĐIỆN:


Khái niệm về Bột sơn tĩnh điện:

Bột sơn tĩnh điện là nguyên liệu dùng trong công nghệ sơn tĩnh điện, bao gồm 3 thành phần chính là nhựa, bột màu và chất phụ gia.
Phân loại Bột sơn tĩnh điện: Bột sơn tĩnh điện hiện nay gồm 04 loại phổ biến: Bóng (Gloss), Mờ (Matt), Cát (Texture), nhăn (Wrinkle) sử dụng cho hai điều kiện trong nhà và ngoài trời.
Điều kiện bảo quản: Như đã nói ở trên, điều kiện để bảo quản bột sơn tĩnh điện rất an toàn vì không sợ cháy nổ do nó là dạng bột khô không chứa dung môi và không tốn nhiều chi phí, chỉ cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau là chúng ta có thể bảo quản bột sơn an toàn và hiệu quả nhất: – Để nơi khô ráo, thoáng mát – Nhiệt độ bảo quản dưới 33C (rất phù hợp với thời tiết và khí hậu của Việt Nam) – Chỉ nên chất lên cao tối đa là 5 lớp

THẾ NÀO LÀ CÔNG NGHỆ SƠN TĨNH ĐIỆN?

Khái niệm về sơn tĩnh điện:

Hầu hết các nhà khoa học trên thế giới đều công nhận rằng: hiếm có một công nghệ hiện đại nào được phát minh và đưa vào sử dụng phục vụ sản xuất, thay thế cho công nghệ cũ mà cho chất lượng cao, vừa hạ giá thành sản phẩm nhưng chi phí đầu tư lúc ban đầu lại như công nghệ cũ – đó là Sơn Tĩnh Điện. Sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột của nó và khi sử dụng nó sẽ được tích một điện tích (+) khi đi qua một thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện, đồng thời vật sơn cũng sẽ được tích một điện tích (-) để tạo ra hiệu ứng bám dính giữa bột sơn và vật sơn. Sơn Tĩnh Điện là công nghệ không những cho ta những ưu điểm về kinh tế mà còn đáp ứng được về vấn đề môi trường cho hiện tại và tương lai vì tính chất không có chất dung môi của nó. Do đó về vấn đề ô nhiễm môi trường trong không khí và trong nước hoàn toàn không có như ở sơn nước.

Lịch sử hình thành bột sơn tĩnh điện:

Nguyên lý phủ sơn bằng hợp chất hữu cơ (organic Polymer) dạng bột được gia nhiệt và phủ lên bề mặt kim loại được nghiên cứu và đưa vào áp dụng thử tại Châu Âu bởi nhà khoa học Tiến sĩ Dr. Erwin Gemmer vào đầu thập niên 1950, nhưng mãi đến khoảng năm 1964 thì qui trình Sơn Tĩnh Điện (Electrostatic Powder Spray) mới thành công và được thương mại hóa rồi được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Qua nhiều thập niên được đóng góp, cải tiến bởi các nhà khoa học và các nhà sản xuất về cách chế biến bột sơn đã giúp cho công nghệ Sơn Tĩnh Điện ngày càng hoàn chỉnh về chất lượng và mẫu mã tốt hơn .
Dưới đây là phần tóm tắt qua nhiều thập niên của Sơn Tĩnh Điện cũng như ảnh hưởng rộng rãi của nó:
1966 – 1973 Bốn loại hóa học khởi điểm- Epoxy, Hybrid, Polyurethane, và TGIC – được giới thiệu trên thị trường. Một vài loại Melamine và Acrylic vẫn chưa thành công . Đầu thập niên 1970 Sơn Tĩnh Điện phát triển nhanh và được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu.
Đầu thập niên 1980 Phát triển nhanh và được sử dụng rộng rãi ở Bắc Mỹ và Nhật.
Giữa thập niên 1980 Phát triển nhanh và được sử dụng rộng rãi ở Viễn Đông (thềm Lục Địa Thái Bình Dương).
1985 – 1993 Những loại bột sơn mới được giới thiệu trên thị trường. Có đủ loại Acrylic và hỗn hợp của những loại bột sơn được tung ra.

Lợi điểm của công nghệ sơn tĩnh điện:

a. Về kinh tế: – 99% sơn được sử dụng triệt để (bột sơn dư trong quá trình phun sơn được thu hồi để sử dụng lại). – Không cần sơn lót – Làm sạch dễ dàng những khu vực bị ảnh hưởng khi phun sơn hay do phun sơn không đạt yêu cầu. – Tiết kiệm thời gian hoàn thành sản phẩm
b. Về đặc tính sử dụng: – Quy trình sơn có thể được thực hiện tự động hóa dễ dàng (dùng hệ thống phun sơn bằng súng tự động). – Dễ dàng vệ sinh khi bột sơn bám lên người thực hiện thao tác hoặc các thiết bị khác mà không cần dùng bất cứ loại dung môi nào như đối với sơn nước.
c. Về chất lượng: – Tuổi thọ thành phẩm lâu dài – Độ bóng cao – Không bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học hay thời tiết. – Màu sắc phong phú và có độ chính xác …
Và còn rất nhiều lợi điểm khác nữa mà chính người sử dụng trong quá trình ứng dụng công nghệ sơn tĩnh điện sẽ nhận thấy.

Lợi ích giữa sơn tĩnh điện và sơn dầu:

Sơn Tĩnh Điện dạng bột là phương pháp sơn ít tốn kém nhất trên giá thành sản phẩm mà trong những kỹ thuật sơn hiện tại trên thế giới đang sử dụng (kể cả sơn tĩnh điện dạng nước).
CHỨC NĂNG BỘT SƠN TĨNH ĐIỆN SƠN NƯỚC ,SƠN DẦU YÊU CẦU KỸ THUẬT
Khả năng chịu nhiệt cao và ít bị ảnh hưởng môi trường (bao gồm nóng và lạnh)
Có khả năng điều chỉnh được độ dày mỏng của sơn Độ bao phủ bề mặt cao
Dễ bị ảnh hưởng của môi trường (trời lạnh thì bề mặt sơn co lại) Khó điều chỉnh độ dày mỏng của sơn Độ bao phủ thấp (không thể sơn nhửng vật có góc cạnh phức tạp)
KINH TẾ Thu hồi và tái sử dụng 99% Độ bám cao (tỉ lệ thất thoát ít) Thu hồi chỉ vì vấn đề môi trường, không thể tái sử dụng lại. Độ bám thấp (tỷ lệ thất thoát cao khoảng 60%)

ĐẶC TÍNH SỬ DỤNG

Không sử dụng dung môi: không gây ô nhiễm môi trường Ưng dụng được trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau (công nghiệp hàng không, công nghiệp hàng hải, công nghiệp xây dựng…)
Dễ dàng tự động hoá tiết kiệm được chi phí nhân công
Dễ dàng lưu trữ Không yêu cầu công nhân có tay nghề cao (khi không đạt yêu cầu có thể làm lại dễ dàng)
Phải sử dụng dung môi: gây ô nhiễm môi trường Hạn chế ứng dụng trong nhiều lĩnh vực Khó xây dựng hệ thống tự động hóa cần nhiều nhân công chi phí cao
Khó khăn trong việc lưu kho( có thể xảy ra cháy nổ)
Yêu cầu công nhân tay nghề cao vì không thể sửa đồi nếu vật sơn không đạt yêu cầu
THÀNH PHẨM Tạo ra thành phẩm nhanh (khoảng 10 – 15 phút). Tuổi thọ trung bình sản phẩm cao (4 – 5 năm) Có khả năng cách điện Tạo ra thành phẩm chậm, mất nhiều thời gian (phải phụ thuộc thời tiết)
Tuổi thọ trung bình sản phẩm thấp Không có khả năng cách điện Qua bảng so sánh trên ta thấy sơn tĩnh điện giúp ta tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong sản xuất, chi phí nhân công và sản phẩm khi sử dụng sơn tĩnh điện gặp nhiều thuận lợi trong việc xuất khẩu hơn so với sơn nước khi qua thị trường Châu Au và Châu Mỹ.

ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ SƠN TĨNH ĐIỆN:

Hiện nay công nghệ sơn tĩnh điện được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp hàng hải, công nghiệp hàng không, công nghiệp chế tạo xe hơi và xe gắn máy,… đến các lĩnh vực như sơn trang trí, xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng, …

QUI TRÌNH SẢN XUẤT BỘT SƠN TĨNH ĐIỆN:
















HỆ THỐNG THIẾT BỊ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SƠN TĨNH ĐIỆN:

Xử lý bề mặt: Bao gồm 4 bể hóa chất: Bể chứa hoá chất tẩy dầu mỡ Bể chứa axít tẩy gỉ sét Bể chứa hoá chất định hình bề mặt Bể chứa hoá chất phốt phát hoá bề mặt Và 3 bể nước dùng để xử lý bề mặt vật liệu được sơn trước khi đưa vào phun sơn, nhằm mục đích tạo hiệu quả bám dính thật cao cho bột sơn.

Thiết bị phun sơn: gồm súng sơn và bộ điều khiển Súng sơn: có 2 loại: – Súng sơn cầm tay – Súng sơn tự động

Bộ điều khiển: gồm – Lò sấy – Buồng phun sơn – Thiết bị thu hồi – Máy rây bột

QUÁ TRÌNH PHUN SƠN

Quy trình công nghệ hệ thống sơn tĩnh điện bột gồm 4 bước cơ bản sau: Xử lý bề mặt (Pre-treatment) Làm khô (Drying) Phun sơn (Spray Painting) Sấy (Paint Baking) Các bước chi tiết của quy trình:
Bước 1: Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn: Sản phẩm (kim loại) trước khi sơn tĩnh điện phải được xử lý bề mặt. Thông thường sản phẩm được sơn tĩnh điện là kim loại. Ta xét trên bề mặt sắt: Việc xử lý bề mặt sản phẩm nhằm mang lại các yêu cầu sau: Sản phẩm sạch dầu mỡ công nghiệp (do việc gia công cơ khí) Sản phẩm sạch rỉ sét. Sản phẩm không rỉ sét trở lại trong thời gian chưa sơn. Tạo lớp bao phủ tốt cho việc bám dính giữa lớp màng sơn và kim loại. Do các yêu cầu trên mà việc xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn thường được xử lý theo phương pháp nhúng sản phẩm vào các bể hóa chất. Hệ thống các bể hóa chất bao gồm các bể sau: Bể chứa hóa chất tẩy dầu mỡ. Bể rửa nước Bể chứa axit tẩy rỉ sét, thông thường là H2SO4 hoặc HCl. Bể rửa nước. Bể chứa hóa chất định hình bề mặt. Bể chứa hóa chất Photphat hóa bề mặt. Bể rửa nước. Các bể này được xây và phủ nhựa Composite, hay làm bằng thép không rỉ. Vật sơn được đựng trong các rọ làm bằng lưới thép không rỉ, di chuyển nhờ hệ thống balang điện qua các bể theo thứ tự trên.
Bước 2: Sấy khô bề mặt sản phẩm trước khi sơn Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất phải được làm khô trước khi sơn, lò sấy khô sản phẩm có chức năng sấy khô hơi nước để nhanh chóng đưa sản phẩm vào sơn. Thông thường lò sấy có dạng hình khối. Sản phẩm được treo trên xe gòng và đẩy vào lò. Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến hoặc Burner, nguyên liệu đốt là Gas.
Bước 3: Sơn sản phẩm Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất và sấy khô được đưa vào buồng phun và thu hồi sơn. Do đặc tính của sơn tĩnh điện bột là dạng sơn bột, nên khả năng bám dính của sơn lên bề mặt kim loại là nhờ lực tĩnh điện, chính vì vậy mà buồng phun sơn còn đóng một vai trò quan trọng là thu hồi lượng bột sơn dư, bột sơn thu hồi được trộn thêm vào bột sơn mới để tái sử dụng. Phần thu hồi này là đặc tính kinh tế ưu việt của sơn tĩnh điện.

Buồng phun sơn có 2 loại:

Loại 1 súng phun: Sử dụng 1 súng phun, vật sơn được treo, móc bằng tay vào buồng phun.
Loại 2 súng phun: Vật sơn di chuyển trên băng tải vào buồng phun, 2 súng phun ở 2 phía đối diện phun vào 2 mặt của sản phẩm. Để sơn và thu hồi bột sơn, ta cần có thiết bị phun sơn tĩnh điện, và một hệ thống cấp khí gồm máy nén khí và máy tách ẩm.
Bước 4: Sấy định hình và hoàn tất sản phẩm Sau khi phun sơn, sản phẩm được đưa vào lò sấy. Nhiệt độ sấy: 1800C – 2000C trong 10 phút Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến hoặc Burner, nguyên liệu đốt là Gas.

THU HỒI BỘT SAU KHI SƠN:


a. Hệ thống thu hồi: Dùng Filter hoặc cyclone
b. Cách sử dụng lại bột thu hồi: Để có thể sử dụng bột thu hồi một cách hiệu quả nhất ta phải trộn bột thu hồi với bột mới theo tỉ lệ 1:1. Nếu bột có lẫn tạp chất hoặc độ tích điện yếu ta phải sử dụng máy rây bột.

Tủ điều khiển lò sấy

Tủ điều khiển lò sấy

Hình ảnh minh họa tủ điều khiển lò sấy

Công ty Nguyên Khang chuyên tư vấn, thi công, lắp đặt dây chuyền sơn tĩnh điện bột, nước, buồng sơn, lò sấy công nghiệp, lắp đặt tủ điều khiển, sửa chữa, lắp đặt mới hệ thống buồng đốt bằng bếp hồng ngoại, burner dầu, gas. Tùy theo sản phẩm đầu ra của khách hàng cần đảm bảo yêu cầu chất lượng bề mặt sơn đẹp, bền, chúng tôi sẽ tư vấn và lắp đặt hệ thống bể hóa chất xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn.
 
Chúng tôi sẽ hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn và lắp đặt dựa theo yêu cầu của khách hàng nhằm mục đích đảm bảo thiết bị luôn vận hành tốt và an toàn, giá cả hợp lý.

Tham khảo bộ ảnh tủ điều khiển lò sấy click vào xem tiếp

Băng tải dây chuyền sơn tĩnh điện

Băng tải

Hình ảnh minh họa băng tải

BĂNG TẢI DÙNG XÍCH ĐA HƯỚNG

Chiều dài dự kiến 40m

Kiểu dáng xích 5T Đài Loan

Chân chống: Hộp 90

Tăng xích bằng hệ thống vích me

Điều chỉnh tốc độ bằng inverter 1HP – Delta (Taiwan) 0-4m – phút.

Vui lòng liên hệ để được tư vấn tốt và báo giá nhất

Buồng sấy sơn tĩnh điện

Buồng sấy

Hình ảnh minh họa buồng sấy sơn tĩnh điện

Tham khảo buồng sấy mẫu

Kích thước lò sấy D 5000 x R 2200 x C 2200mm

Kích thước khu treo hàng: D 10000 x R 2200 x C2200mm

Kiểu dáng lò sấy: Vỏ lò di động

Độ dày lớp cách nhiệt: 100mm

Sử dụng bông Roocwood chống cháy (Thái Lan)

Vách tole 1,2mm – Sơn dầu – Lắp Panel

Dàn treo hàng, hộp 60 x 120, Hàng liên kết

Sàn treo hàng bằng sắt gân f16mm, 2 cây cách nhau 100mm

Motor di chuyển lò 3 phase 380V – 1HP

Tủ điện kiểm soát nhiệt tự động

Sử dụng đồng hồ kỹ thuật số Taiwan

Bếp gas hồng ngoại tuyến Kompac: 12 bộ

Bộ đánh lửa Kompac: Số lượng 12 bộ

Van điện từ  + Kim đánh lửa: 12 bộ

Máng che bếp hồng ngoại: 12 bộ

Công suất tiêu hao nhiên liệu đốt Max: 5kg Gas/ giờ

Hệ thống trạm cấp Gas: Dùng bộ 3 chai Gas (Chai Das do chủ đầu tư cung cấp)

Van điều áp Gas cấp 1 2: 2 bộ COMAP Pháp

Van bi f 13: 12 bộ

Điện áp sử dụng: 220 V – AC

Tất cả các đường ống dẫn Gas và đường dây điện 

Vui lòng Liên hệ để được tư vấn tốt nhất

Buồng phun sơn tĩnh điện

Buồng phun sơn tĩnh điện

Hình ảnh minh họa buồng phun sơn tĩnh điện

Tham khảo buồng phun mẫu:
 
- Kích thước: D 4500mm x R 1000mm x C 2000 mm

- Vách tole 1.5 mm (Sơn Tĩnh điện)

- Cửa đứng sơn: 800 mm x 1000 mm

- Filter lọc bột sơn: 4 bộ (D 900mm x f 320mm)

- Quạt thu hồi bột sơn: 2 bộ - 3 phase 380V – 5HP – 1400Pm

- Hệ thống rủ bột khí điện 2 chế độ: Chế độ tay, chế độ tự động

- Đáy sàn bằng inax 201

- Tủ điện điều khiển hệ thống điện, dùng CB LS, có hệ thống chống mất phase.

- 2 bộ đèn chiếu sáng.

Vui lòng Liên hệ để được tư vấn và báo giá

Súng phun sơn tĩnh điện Taiwan (Đài Loan)

Súng phun sơn đài loan (taiwan)

FILE ĐÍNH KÈM:

Thông tin kỹ thuật vui lòng tham khảo Catalogue sản phẩm hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất.

sung son tinh dien taiwan

sung son tinh dien taiwan


Súng phun sơn tĩnh điện Wagner (Đức)

Súng phun sơn tĩnh điện Wagner (Đức)

FILE ĐÍNH KÈM:

Súng phun sơn tĩnh điện bột Wagner PEM - C4 Ergo

Ưu điểm của dòng súng Wagner:

Linh hoạt tối đa cho người sử dụng.

Với chức năng điều khiển từ xa rất năng động cho phép chuyển đổi và chọn chương trình phun bằng cách click tại cò súng. Việc thay đổi màu sắc được thực hiện dễ dàng hơn và hiệu quả hơn do chức năng tự vệ sinh và đổi bột.

Bàn điều khiển được thiết kế rõ ràng dễ hiểu thuận tiện cho người phun.

Đáp ứng hiệu quả cho công việc phun phủ

Thông tin chi tiết vui lòng click vào xem tiếp

Tìm hiểu Nguyên Khang - "Giải pháp cho ngành sơn tĩnh điện" truy cập websites:


Hoặc liên hệ trực tiếp để được tư vấn và báo giá tốt nhất

————————————————-
Võ Thị Thuyền Quyên
QL Phát Triển kinh doanh
Mobile: 0909 603074

CÔNG TY TNHH SƠN TĨNH ĐIỆN & HOÁ CHẤT NGUYÊN KHANG
B24/45A ẤP 2, VĨNH LỘC B, BÌNH CHÁNH, TPHCM
Tel: 84-8-62669684 / 62669694/ 37654200
Fax: 84-8-37654201               Hotline: 0906617986
Email: info@nguyenkhang.net
Web :
www.nguyenkhang.net

Súng phun sơn tĩnh điện Gema (Thụy Sỹ)

Súng phun sơn (ITW Gema)

Ưu điểm súng:
☞ Trọng lượng tay súng siêu nhẹ nhằm giảm mệt mỏi cho người vận hành ngay cả khi làm việc nhiều giờ liên tục.

☞ Tích hợp sẵn các chế độ : 1. Phun sản phẩm mới, 2. sản phẩm sơn lại, 3. sản phẩm góc cạnh trên menu điều khiển chính giúp người vận hành có thể thao tác nhanh mà không cần điều chỉnh mức điện áp phù hợp.

☞ Độ tỏa sơn rộng + Chế độ sung nhịp nhằm khắc phục những hạn chế của thế hệ thiết bị trước khi sơn những sản phẩm có độ phức tạp bề mặt cao và đòi hỏi độ dày mỏng của lớp sơn khắt khe.

☞ Dễ dàng làm sạch thùng sơn bởi dung tích hợp lý và vật liệu ưu điểm


Thông tin chi tiết vui lòng truy cập websites:


Hoặc liên hệ trực tiếp để được tư vấn và báo giá tốt nhất

————————————————-
Võ Thị Thuyền Quyên
QL Phát Triển kinh doanh
Mobile: 0909 603074

CÔNG TY TNHH SƠN TĨNH ĐIỆN & HOÁ CHẤT NGUYÊN KHANG
B24/45A ẤP 2, VĨNH LỘC B, BÌNH CHÁNH, TPHCM
Tel: 84-8-62669684 / 62669694/ 37654200
Fax: 84-8-37654201               Hotline: 0906617986

Email: info@nguyenkhang.net
Web :
www.nguyenkhang.net